1. Trang chủ  ⁄  Tin tức

Tin tức

Điểm mới Nghị định 132 năm 2020 về Giao dịch liên kết

Điểm mới Nghị định 132 năm 2020 về Giao dịch liên kết

Dưới đây, Tổng hợp 15 điểm mới Nghị định 132 năm 2020 về giao dịch liên kết chi tiết như sau: #1. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết Nghị định 132/2020/NĐ-CP kế thừa về chi phí lãi vay khống chế ở Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 20/2020/NĐ-CP mà trong thực tế không có vướng mắc, chỉ sửa đổi và bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc sửa đổi một số điều để đảm bảo rõ ràng, minh bạch; Mức tăng này nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với DN có giao dịch liên kết và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có Luật Quản lý thuế số 38, ngày 5/11/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết trên cơ sở kế thừa những quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của các công ty mẹ tối cao có doanh thu hợp nhất toàn cầu áp dụng theo ngưỡng chung trên thế giới là 750 triệu Euro (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng) đã được các nước thành viên BEPS thống nhất áp dụng trong chính sách quản lý nội địa và hướng tới cơ chế trao đổi thông tin tự động trong giai đoạn 2019 – 2020. Từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các Diễn đàn BEPS mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể, đối với quy định về khống chế chi phí lãi vay, ngày 24/6/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo hướng nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế. Như vậy, quy định về khống chế lãi vay được trừ theo Nghị định 68 đã cơ bản khắc phục hạn chế của Nghị định 20. #2. Phạm vị điều chỉnh của Nghị định 132 Ở Nghị đinh 132 quy định rõ các giao dịch bao gồm: mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết mới thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ liên kết. #3. Các bên có quan hệ liên kết Các bên có quan hệ liên kết theo Nghị đinh 132 được bổ sung thêm một khoản như sau: DN có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát DN hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm g khoản 2 điều 5 của Nghị định 132. #4. Gia tăng đối tượng miễn khống chế chi phí lãi vay theo nghị định 132 Bổ sung thêm với đối tượng được miễn khống chế là: Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; Khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); Khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác); #5. Kế thừa việc chuyển chi phí lãi vay không được trừ ở Nghị định 68 So với Nghị định 20 thì Nghị định 132 cho phép lãi vay vượt định mức khống chế 30% được kết chuyển sang các năm sau và thời gian kết chuyển không quá 05 năm. Đó là sản phẩm kế thừa của Nghị định 68/2020/NĐ-CP #6. Khoảng giá trị giao dịch động lập chuẩn Với Nghị định 20 khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba, tương đương với bách phân vị thứ 25 đến bách phân vị thứ 75. Với nghị định 132 thì khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là tập hợp các giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75. #7. Đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết Nghị định 132/2020/NĐ-CP kế thừa nghị định 20/2020/NĐ-CP và bổ sung thêm một đối tượng khi thỏa mãn đồng thời 03 điểm: Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuếTNDN tại Việt Nam Áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với NNT (người nộp thuế); và Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. #8. Việc lập và nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia a. Công ty mẹ ở Việt Nam Nếu có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên thì: Có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia Nộp Báo cáo cho CQT chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao. Nghị định 20 không (chưa) quy định khoản này. b. Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài Không bắt buộc phải nộp cho CQT Việt Nam trong TH CQT Việt Nam có thể nhận được báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thông qua cơ chế trao đổi thông tin tự động (“AEOI”)
Thông báo nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 4.1.6

Thông báo nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 4.1.6

1. Chức năng in Bộ báo cáo tài chính năm (Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014) Cập nhật đúng mã số của các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn – mã số 241 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang – mã số 242 Cập nhật đúng vị trí hiển thị tên “Kế toán trưởng” trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chức năng tải bảng kê tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho công ty xổ số, bảo hiểm (01/XSBHĐC) 2. Cập nhật tự động tính tổng chỉ tiêu [12] khi sử dụng chức năng tải bảng kê trên ứng dụng. Chức năng kết xuất XML tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (05/QTT-TNCN) 3. Cập nhật chức năng kết xuất XML: không kết xuất dữ liệu Bảng kê 05-2BK/QTT-TNCN có dữ liệu rỗng. Chức năng in tờ khai mã vạch Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (02/QTT-TNCN) 4. Cập nhật đúng tên chỉ tiêu “Tổng số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ [36] = [37] + [38] + [39] – [40]”. Chức năng kê khai tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (01/TTĐB) Cập nhật bỏ ràng buộc lỗi cảnh bảo đỏ ở dòng tổng cộng cột 8 (chỉ tiêu [I] cộng chỉ tiêu [II]) trên tờ khai 01/TTĐB với cột 7 ở Bảng II trên Phụ lục 01-1/TTĐB). Bắt đầu từ ngày 23/3/2019, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.1.6 thay cho các phiên bản trước đây.
Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

1.  Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp  Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:  - Hóa đơn, chứng từ giả;  - Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;  - Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;  - Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;  - Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;  - Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  - Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.  2. Hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ  Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ, cụ thể như sau:  - Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;  - Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;  - Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;  - Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;  - Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;  - Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.  3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn  Hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn bị xử phát theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:  - Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.  - Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.  - Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:  + Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;  + Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.  Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;  + Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;  + Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.  - Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.  - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này. 
Giao dịch liên kết là gì? Lưu ý khi thanh tra, kiểm tra về Thuế

Giao dịch liên kết là gì? Lưu ý khi thanh tra, kiểm tra về Thuế

Giao dịch liên kết là gì? Giao dịch liên kết là gì? Theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK) được định nghĩa: Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết." Theo Thông tư 66/2010/TT-BTC thì quy định GDLK được hiểu là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết Các bên có quan hệ liên kết Các bên có quan hệ liên kết được hiểu là các bên mà trong đó có liên quan với nhau theo với các hình thức như: Vốn, kiểm soát, chi phối, quan hệ họ hàng, ... dẫn đến các doanh nghiệp này khi giao dịch phát sinh có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, không còn tuân theo quy luật thị trường. Cơ bản các bên có quan hệ liên kết gồm: a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác. Để hiểu rõ hơn và cụ thể về các bên có quan hệ liên kết gồm những trường hợp nào? Mời các bạn tham khảo: Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào Nguyên tắc áp dụng trong giao dịch liên kết a. Người nộp thuế (NNT) có GDLK phải thực hiện kê khai các GDLK; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các GDLK tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện. b. CQT thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của NNT theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các GDLK làm giảm nghĩa vụ thuế của DN với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá GDLK để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định 20. c. Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Lưu ý khi thanh tra, kiểm tra về Thuế về Giao dịch liên kết Trách nhiệm kê khai kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN DN có GDLK thực hiện kê khai các mẫu theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP thay thế cho Mẫu số 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và nộp kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN, như sau: Mẫu số 01 - Thông tin về quan hệ liên kết và GDLT theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính. Mẫu số 02 - Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia và Mẫu số 03 - Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu. Mẫu số 04 - Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên có hoạt động tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ theo hướng dẫn (Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BTC). Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình chi tiết việc lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính Các trường hợp được miễn kê khai, lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết DN được miễn kê khai xác định giá GDLK tại mục III, mục IV Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20 trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01. NNT có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01, nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết trong các trường hợp sau: Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết, nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng. NNT đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. NNT thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh DT, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên DT, bao gồm các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực phân phối từ 5% trở lên; Lĩnh vực sản xuất từ 10% trở lên; Lĩnh vực gia công từ 15% trở lên. Nếu doanh nghiệp KHÔNG áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định nêu trên thì PHẢI lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị định 20 về giao dịch liên kết Trên đây, Đại lý thuế Công Minh (/) vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản về giao dịch liên kết là gì? Những giao dịch nào là giao dịch liên kết? Những bên có quan hệ liên kết được xác định như thế nào? Và những hồ sơ, thủ tục cần lưu ý khi quyết toán thuế, thanh tra thuế tại doanh nghiệp về chuyển giá
Ứng dụng hỗ trợ kê khai 4.5.0 của TCT nâng cấp

Ứng dụng hỗ trợ kê khai 4.5.0 của TCT nâng cấp

1. Nâng cấp ứng dụng đáp ứng Nghị định số 126 năm 2020 của chính phủ ngày 19/10/2020 Chặn các tiểu mục 2663, 2666, 3003 trên tờ khai 01/PHLP từ kỳ kê khai tháng 12/2020; Chặn các tiểu mục 2663, 2666, tiểu mục lệ phí trên tờ khai 02/PHLP từ kỳ kê khai năm 2020; Nâng cấp bỏ kiểm tra ràng buộc ngày lập tờ khai bổ sung phải lớn hơn hạn nộp tờ khai; Kiểm tra tờ khai bổ sung không được nộp quá hạn nộp 10 năm; Cập nhật tờ khai cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn nhà nước do Bộ, Ngành, Địa phương đại diện sở hữu (01/CTLNĐC) đối với kỳ tính thuế từ ngày 05/12/2020 như sau: + Sửa trường “[01a] Ngày thông báo chia cổ tức, lợi nhuận” thành trường “[01a] Ngày được nhận cổ tức, lợi nhuận” + Cập nhật công thức tính số ngày chậm nộp trên tờ khai bổ sung: được tính từ ngày tiếp theo sau hạn nộp cuối cùng (hạn nộp cuối cùng là ngày thứ 10 kể từ ngày nhận được cổ tức, lợi nhuận trên tờ khai, nếu trùng ngày nghỉ/lễ thì dịch sang ngày tiếp theo) của tờ khai đến ngày lập KHBS trên ứng dụng HTKK. 2. Nâng cấp ứng dụng đáp ứng Nghị định số 132 năm 2020 ngày 15 tháng 11 năm 2020 - Bổ sung 04 phụ lục giao dịch liên kết mẫu số 01, 02, 03, 04 đính kèm tờ khai 03/TNDN đối với kỳ tính thuế từ năm 2020: Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết Mẫu số 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia Mẫu số 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu Mẫu số 04: Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia 3. Nâng cấp ứng dụng đáp ứng Nghị định số 114 năm 2020 ngày 25/09/2020 - Bổ sung phụ lục miễn giảm thuế TNDN đính kèm tờ khai 02/TNDN, 03/TNDN, 04/TNDN đáp ứng Nghị định số 114/2020/NĐ-CP đối với kỳ tính thuế năm 2020. 4.Thay đổi địa bàn hành chính thuộc tỉnh Kiên Giang Nâng cấp cập nhật thay đổi địa bàn hành chính thuộc tỉnh Kiên Giang đáp ứng Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020, Thành phố phú quốc thuộc tỉnh Kiên Giang 5. Nâng cấp cập nhật thay đổi địa bàn hành chính thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020 - Sáp nhập Quận 2, Quận 9, Huyện Thủ Đức thành Thành phố Thủ Đức, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 6, Phường 7 , Phường 8 thành Phường Võ Thị Sáu, thuộc Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 5vào Phường 2, thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 12 vào Phường 13 , thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 15 vào Phường 12, thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 3 vào Phường 2, thuộc Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 12 vào Phường 11, thuộc Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh - Sáp nhập Phường 14 vào Phường 13, thuộc Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 6. Hết hiệu lực một số mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường Cập nhật hết hiệu lực một số mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường trên tờ khai 01/TBVMT, 01/CNKD từ kỳ tính thuế tháng 09/2020 Bắt đầu từ ngày 08/01/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng hỗ trợ kê khai 4.5.0 thay cho các phiên bản trước đây.
Tra cứu thời hạn BHYT bằng điện thoại

Tra cứu thời hạn BHYT bằng điện thoại

Các bước tra cứu thời hạn BHYT bằng điện thoại được thực hiện như sau: Bước 1: Các cá nhân/Đơn vị cần soạn tin nhắn với cú pháp gửi tin nhắn: TC BHYT {Mã thẻ BHYT}. Những nội dung người sử dụng có thế nhận được gồm: Nơi đăng ký KCB ban đầu, Giá trị sử dụng của thẻ và thời điểm đủ 05 năm liên tục. Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp TC BHYT HC4010110129425 và gửi đến 8179: Bước 2: Nội dung tin nhắn (SMS) nhận được như sau: Mã thẻ: HC4010110129425, Nơi đăng ký KCB ban đầu: Bệnh viện đa khoa Quận Hà Đông, Giá trị sử dụng từ 01/01/2018 đến hết 31/12/2018, Thời điểm đủ 05 năm liên tục tính từ 30/6/2018. Như vậy, bạn đã nhập được thời hạn, nới đăng ký, giá trị sử dụng và thời điểm đủ 05 năm liên tục tính từ 30/06/2018 Mặt khác: Bằng cách sử dụng điện thoại này, người sử dụng có thể tra cứu hỗ trợ bảo hiểm xã hội đã nộp cũng như tình trạng hồ sơ đó bằng cách người sử dụng soạn cú pháp như sau: Bước 1: Các bạn soạn tin nhắn với cú pháp: TC HS {Mã hồ sơ} Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp Tc HS 03524_G/2018/04904 và gửi đến 8179: Bước 2: Nội dung tin nhắn các bạn nhận được như sau: Hồ sơ 03524_G/2018/04904: BHXH đã xử lý xong hồ sơ. Vui lòng đến nhận kết quả. Ngoài ra: Các bạn có thể tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm Bước 1: Các bạn soạn tin nhắn với cú pháp: TC BHXH {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} Chi tiết ví dụ như: Soạn tin nhắn với cú pháp: TC BHXH 0110129425 2017 2018 sau gửi đến 8179: Bước 2: Nội dung tin nhắn nhận được: Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 1 năm 11 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 1 năm 6 tháng (Tổng thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Tổng thời gian tham gia BHTN là 8 năm 8 tháng)
Hãy gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua zalo
Facebook messenger